Việt Nam với phong tục tết cổ truyền đặc sắc

Tết âm lịch hay còn gọi là tết nguyên đán là ngày tết cổ truyền của người Việt Nam vì thế mà nhà nhà đều chuẩn bị cho gia đình những bài văn khấn tết cũng như những phong tục có trong dịp lễ này.

Bên cạnh hàng loạt hình thức sinh hoạt “Tết” nương theo lịch Trăng, hay chính xác hơn, nương theo thứ Âm-Dương hợp lịch, như Tết Hàn thực, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu, Tết Cơm mới… Tết Nguyên đán được coi là Tết Cả, nơi hội tụ không khí tưng bừng, nhộn nhịp nhất trong không gian văn hóa của toàn dân tộc, góp phần hình thành nên vóc dáng văn hóa truyền thống mang bản sắc của người Việt.

Cây nêu ngày Tết

Cây nêu là một cây tre cao khoảng 5 – 6 mét. Ở ngọn thường treo nhiều thứ (tùy theo từng điạ phương) như vàng mã, bầu rượu bện bằng rơm, hình cá chép bằng giấy để ngày 23/12 đọc văn khấn ông công ông táo là phương tiện để táo quân về trời. Người xưa tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu…

Nhiều nhà treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch còn cho đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không may.  Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời đến hết ngày mùng Bảy thì cây nêu được hạ xuống.

phong tục tết cổ truyền
Việt Nam với phong tục tết cổ truyền đặc sắc

Lễ cúng Tổ tiên

Là lễ mời ông bà về ăn Tết với con cháu. Chiều ngày 30 tháng Chạp, trên bàn thờ tổ tiên được bày 1 mâm cỗ bao gồm trái cây và thức ăn. Người gia trưởng thắp hương dâng lên bàn thờ, cầu xin tổ tiên chứng giám và phù hộ cho gia tộc được nhiều phước lành trong năm mới. Theo sau đó mọi người trong gia tộc đều chắp tay cung kính thỉnh vong linh ông bà về ăn Tết. Bên cạnh đó là những bài văn khấn cúng rằm tháng giêng cũng được sử dụng rất nhiều cho ngày lễ mời ông bà về ăn tết này.

Gói bánh chưng, bánh tét

Theo phong thủy thì ngày nay bánh chưng bánh tét vẫn là phong tục thưởng thức ẩm thực Tết vô cùng đẹp của dân tộc ta. Các gia đình thường gói bánh chưng từ những ngày 27, 28, 29 Tết. Bánh chưng là một phong tục có từ nền văn minh lúa nếp (không đơn giản là lúa nước). Lúa nếp chỉ tìm thấy dấu vết cổ xưa ở đồng bằng sông Hồng và gắn với câu chuyện bánh chưng, bánh giầy từ thời vua Hùng thứ 18 khi kén phò mã.