V-league là gì? Thể thức thi đấu như thế nào?

V-league là gì? Thể thức thi đấu như thế nào là một trong những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Để biết thêm thông tin chi tiết mời bạn theo dõi bài chia sẻ sau đây của muabongda.com.

V-League là gì?

V-League còn được biết đến với tên gọi đầy đủ là giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam. Đây là giải đấu bóng đá chuyên nghiệp cấp câu lạc bộ hàng đầu tại Việt Nam.

Mỗi năm V-League được tổ chức một lần và nó trực thuộc sự quản lý của Liên đoàn bóng đá Việt Nam. Theo thống kê thì V-League được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1980. Trong suốt 40 năm phát triển giải bóng đá hàng đầu này luôn có sự thay đổi số lượng các câu lạc bộ tham dự.

Sau nhiều lần đổi tên thì V-League chính thức được sử dụng vào mùa giải 2000-2001. Đây là dấu mốc đánh dấu sự hình thành một cách chuyên nghiệp. Cũng ở thời điểm này, ban tổ chức đã phê duyệt cho phép các cầu thủ nước ngoài có thể tham dự thi đấu.

Sau đó vào năm 2013, VPF đã đổi tên Giải bóng đá vô địch quốc gia và Giải hạng Nhất quốc gia lần lượt là V-league 2 và V-league 1. Thống kê cho đến nay V-league đã đổi tên 6 lần.

V-league là gì? Thể thức thi đấu như thế nào?
V-league là gì? Thể thức thi đấu như thế nào?

Thể thức thi đấu của V-League như thế nào?

Sau khi tìm hiểu V-League là gì? Chúng ta sẽ cùng phân tích thể thức thi đấu của giải đấu này:

Từ năm 1980 đến năm 1995, thì giải đấu được áp dụng theo thể thức thi đấu như sau: bảng đầu được chia theo khu vực Bắc – Trung – Nam. Các đội tại chiến thắng tại vòng bảng sẽ phải thi đấu vòng trong và theo tính điểm. Đội nào đứng nhất bảng sẽ được quyền thi đấu trận chung kết và lên ngôi vô địch. Còn lại là các đội ít điểm nhất phải tham gia thi đấu thêm 1 vòng play-off để tìm ra đội trụ hạng.

Năm 1996,  V-League có 12 đội bóng tham dự và các đội này phải trải qua 2 vòng đấu. Qua đó tìm ra 6 đội có thành tích tốt nhất để vào tiếp vòng trong để tìm ra đội có điểm cao nhất. Còn lại 6 đội cuối bảng sẽ thi vòng trong một lượt, nếu 2 đội nào có điểm thấp nhất sau thi đấu sẽ bị xuống hạng.

Từ năm 1997 đến năm 2013, V-League tiếp tục thay đổi thể thức thi đấu. Lúc này các đội sẽ không chia theo bảng đấu mà sẽ tập trung thi đấu theo vòng tròn hết lượt. Kết thúc 2 lượt trận thi đấu theo thể thức vòng tròn nếu đội nào có điểm tích lũy cao nhất thì sẽ lên chức vô địch. Và 2 đội bóng thấp điểm nhẩt sẽ xuống hạng vào mùa giải sau nhường chỗ cho 2 đội có thành tích xuất sắc tại Giải hạng nhất lên chơi.

Trước năm 2011 thì V-League lại tiếp tục có những thay đổi trong thể thức thi đấu. Đỉnh điểm nhất là 2 năm 1787 và 1989 các câu lạc bộ tham dự đã lên đến 27 và 32 đội bóng tham dự. Đây được xem là thời điểm có nhiều đội bóng tham gia ở giải này nhất.

Khi mà giải VĐQG Việt Nam đổi tên thành V-League thì trong năm đầu tiên chỉ có 10 đội tham gia. Cho đến mùa giải năm 2003-2004, thì số lượng đội bóng đã có sự tăng trở lại. Và đến mùa giải năm 2006 V-League chỉ có 13 đội bóng tham dự đấu trường này. Đây cũng được xem là thời điểm có sự chọn lọc các đội tuyển tham dự nhằm nâng cao chất lượng và hình ảnh của giải đấu.

Từ năm 2007 đến năm 2012, V-League có số lượng tham dự ổn định 14 đội. Nhưng sau đó đến năm 2013 do nhiều đội bóng tuyên bố giải thể nên V-League đã bị giảm xuống còn 12 đội. Cho đến năm 2014 thì số lượng các đội bóng tham dự V-League lại tăng lên số lượng là 14 đội.

>>>Xem thêm: Bảng xếp hạng những đội bóng mạnh nhất thế giới

Tính từ mùa giải năm 2014 cho đến này thì Giải vô địch quốc gia Việt Nam vẫn duy trì được số lượng đội bóng tham dự là 14. Các đội bóng sẽ phải tham gia tranh tài với nhau qua 26 trận đấu. Đội nào cao điểm nhất cuối mùa giải trở thành nhà vô địch và hai đội thấp điểm nhất sẽ phải xuống chơi ở giải hạng nhất. Hiện nhà đương kim vô địch V-League là Hà Nội FC mùa giải năm 2020.

Trên đây là một số thông tin về việc tìm hiểu V-league là gì? Hy vọng bài chia sẻ đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về giải đấu bóng đá hàng đầu tại Việt Nam này.