Ngày Thất Tịch là ngày gì? Ý nghĩa của ngày thất tịch tại Việt Nam

Lễ thất tịch được xem là ngày lễ tình nhân của người phương Đông. Ngày lễ này bắt nguồn từ Trung Quốc  và nó ngắn liền với sự tích Ngưu Lang – Chức Nữ. Vậy ngày thất tịch là ngày gì? Ngày lễ ngày có ý nghĩa gì với Việt Nam? Mời theo dõi bài chia sẻ sau đây của muabongda.com.

Ngày Thất Tịch là ngày gì ?

Ngày lễ Thất Tịch còn được xem là ngày lễ tình nhân đặc biệt của người Châu Á. Thất tịch diễn ra ra đúng vào mồng 7 tháng 7 âm lịch hằng năm và nó gắn liền với câu chuyện về cặp đôi Ngưu Lang và Chức Nữ.

Tương truyền rằng, Ngưu Lang là một chàng trai chăn trâu nghèo nhưng bản tính thiện lương và chăm chỉ đã dành được tình cảm chân thành của nàng tiên dệt vải tên là Chức Nữ. Nàng là con gái út của Vương Mẫu Nương Nương, chuyên dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời. Hai người đã nên duyên vợ chồng và trải qua những ngày tháng hạnh phúc trong hôn nhân với hai người con một trai, một gái.

Ngày Thất Tịch là ngày gì ?
Ngày Thất Tịch là ngày gì ?

Nhưng một ngày kia, Chức Nữ bắt buộc phải về thiên đình theo lệnh của Ngọc Hoàng. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo mong muốn giữ vợ ở lại. Nhưng chàng bị chặn lại bởi con sông Thiên Hà vốn là ranh giới giữa hai cõi phàm tiên. Ngưu Lang quyết định ở lại chờ vợ không chịu rời đi

Trong nhiều truyền thuyết tâm linh thì bên cạnh sông Thiên Hà lại có thêm một vì sao, người xưa gọi đó là sao Ngưu Lang. Vương Mẫu cảm động trước tấm chân tình của Ngưu Lang nên đã cho phép Ngưu Lang và Chức Nữ có thể gặp nhau một năm một lần vào ngày Thất Tịch (7 tháng 7 âm lịch hàng năm). Từ đó ngày Lễ Thất Tịch chính thức được ra đời.

Ý nghĩa ngày lễ Thất Tịch ở Việt Nam

Sau khi tìm hiểu ngày Thất Tịch là ngày gì chúng ta cùng phân tích ngày lễ này có ý nghĩa gì tại Việt nam. Lễ Thất Tịch được du nhập vào nước ta và có sự thay đổi phù hợp với văn hóa của người Việt. Thất tịch còn được người Việt gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu” gặp nhau. Trong ngày Thất Tịch, các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ cầu duyên để cho tình cảm được hạnh phúc thuận lợi.

Vào ngày Thất Tịch, trời thường đổ mua và người xưa gọi đó là mưa ngây.. Mưa ở đây đại biểu cho nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi họ được trùng phùng và nhớ lại những ngày tháng bên nhau. Vì vậy, dân gian thường có câu nói: “Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu, Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền”.

Bên cạnh đó, các cặp đôi yêu nhau thường cùng nhìn ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ. Họ cùng bày tỏ hẹn ước với nhau trong tình yêu. Trong Đêm Thất Tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ tỏa ánh sáng rực rỡ trong bầu trời đêm. Người ta tin rằng những cặp đôi cùng nhìn ngắm Ngưu Lang – Chức Nữ trong đêm Thất tịch sẽ bên nhau đến suốt đời,

Ngoài ra, tại các nước phương Đông, Lễ Thất Tịch còn là dịp để các cặp đôi bày tỏ tình cảm. Tuy nhiên hiện nay các bạn trẻ thường không để ý đến ngày này mà chỉ để ý  đến ngày valentine 14/2 của phương Tây.

Ý nghĩa ngày Thất Tịch tại các quốc gia

Tại Trung Quốc

Thất tịch được xem là một trong số những ngày lễ quan trọng của người Trung Quốc.  Ngày lễ ngày thường diễn ra vào ngày 7 – 7 âm lịch.  Do vậy người Trung còn gọi nó là Lễ hội Trùng Thất hay được coi là ngày Ngưu Lang – Chức Nữ gặp nhau.

Ở mỗi quốc gia khác nhau, việc thực hiện lễ Thất tịch cũng có sự khác biệt tương ứng. Ở Trung Quốc, vào ngày này, các cô gái Trung Quốc sẽ tự bày lễ những đồ vật mà mình tự làm ra và cầu nguyện sẽ lấy được một tấm chồng tốt. Ngày lễ Thất Tịch còn được gọi là ngày Khất xảo tiết, ngày Thất đản hay ngày Xảo tịch.

Tại Nhật Bản

Tại Nhật Bản, người dân tại đây cũng tổ chức ngày lễ Thất Tịch, đây được coi là ngày kỷ niệm gặp gỡ Orihime (Chức Cơ) Và Hikiboshi hay còn gọi là Ngạn Tinh. Đây chỉ là sự khác nhau về cách gọi vì trong thực tế nó đều chỉ Chức Nữ và Ngưu Lang, được gọi là lễ Tanabata.

Tại Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, ngày thất tịch được gọi là Chilseok diễn ra vào ngày 7 – 7 âm lịch. Vào dịp lễ hội này, người Hàn Quốc sẽ thực hiện tắm rửa sạch sẽ với mong muốn có được một sức khỏe tốt đẹp. Ngoài ra, họ sẽ cùng gia đình thưởng thức mì, bánh nước hay các đồ ăn được làm từ lúa mì. Bởi lẽ, sau lễ thất tịch, những cơn gió lạnh đầu mùa sẽ làm hỏng hương vị của lúa mì. Vì vậy sau thời gian này các bạn sẽ không thể thưởng thức đồ ăn được làm từ lúa mì mà phải chờ đến tận sang năm.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc tìm hiểu ngày thất tịch là ngày gì? Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp ích cho bạn đọc.