Tìm hiểu luật công bằng tài chính trong bóng đá
Luật công bằng tài chính trong bóng đá là gì? Luật này có vai trò như thế nào? Để biết thêm chi tiết về vấn đề này mời bạn theo dõi bài chia sẻ sau đây của muabongda.com để biết thêm chi tiết.
Luật công bằng tài chính trong bóng đá ra đời khi nào?
Thời điểm đầu mùa giải 2011/12, UEFA đã công bố chính thức áp dụng luật công bằng tài chính trong bóng đá hay còn được viết tắt là FFP. Luật này là kết quả của cuộc hội thảo từ năm 2009 của ủy ban quản lý tài chính do UEFA lập nên.
UEFA giới thiệu FFP được xem là một biện pháp giúp hạn chế các CLB sử dụng thứ mà chủ tịch Michel Platini gọi là ‘Doping tài chính’ trong bóng đá. Trích lời chủ tịch Platini từng nói thì “50% các CLB đang chi bộn tiền và đây trở thành một trào lưu.” Điều này đã khiến cho công bằng trong bóng đá bị ảnh hưởng và nó tạo nên những vấn đề hệ lụy vô cùng nghiêm trọng.
FFP của các câu lạc bộ giúp ngăn chặn tình trạng trên và hạn chế những điều không công bằng trong bóng đá giúp bóng đá phát triển mạnh mẽ hơn.
FFP có tác dụng gì?
Năm 2009, rất nhiều câu lạc bộ bóng đá thất thoát tiền khá nhiều bởi vì chi cho các khoản như trả lương cầu thủ hoặc phí chuyển nhượng. Nhưng bằng những phương thức đặc biệt nào đó mà dựa vào tài chính của các ông chủ vẫn giúp cho đội bóng của họ sống sót.
Các đội bóng có vẻ như lợi dụng sự giàu có và độ chịu chi của các nhà đầu tư Trung Đông hay Mỹ để đảm bảo việc vận hành trơn tru và hiệu quả hơn.
Dưới FFP, các đội bóng buộc phải tuân thủ những điều khoản cơ bản trong luật chi tiền trong chuyển nhượng cầu thủ, trả lương cầu thủ, nhân viên,…
Việc một đội bóng làm dụng vào sự giàu có của các ông chủ để vung tiền cho các thương vụ chuyển nhượng lớn hoặc trả lương quá cao để chiêu dụ các ngôi sao có thể dẫn mất việc mất công bằng cho các đội bóng nhỏ. Từ đó ảnh hưởng đến tinh thần thể thao, môi trường phát triển tốt cho các cầu thủ trẻ.
Trong luật công bằng tài chính còn có cả sự kiểm soát và cân bằng giữa tiền ra với doanh thu từ bản quyền truyền hình và tiền bán vé, thêm vào đó là doanh thu từ các HĐ quảng cáo.
FFP sẽ không bao gồm các chi phí xây dựng sân bóng, phí xây dựng câu lạc bộ trẻ hay xây khu tập luyện,…
>>> Xem những hình ảnh các cầu thủ tại muabongda.com
FFP sẽ khiến các CLB gặp những hình phạt nào?
Những hình phạt của UEFA đối với các CLB vi phạm luật công bằng tài chính gồm có:
1. Cảnh báo đối với những trường hợp cơ bản
2. Phạt hành chính khi có sai phạm xảy ra
3. Trừ điểm thi đấu với câu lạc bộ
4. Phạt rút vốn của UEFA trong các giải đấu
5. Cấm tham gia số lượng các cầu thủ cho các giải đấu của UEFA
6. Loại khỏi các giải đấu bóng đá đang tham dự
7. Loại khỏi các giải đấu trong tương lai
- Xem thêm: Top 5 cầu thủ cao nhất thế giới hiện nay
Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc tìm hiểu luật công bằng tài chính trong bóng đá. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.